Ngày 11.8, Hội nghị quán triệt, triển
khai các văn bản mới của Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng đã
diễn ra tại trụ sở Ban Tổ chức Trung ương.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết nối đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Quyết tâm tinh giản biên chế
Đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên
Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã khái quát nội dung
trọng tâm 4 văn bản mới của Bộ Chính trị bao gồm: Thông báo Kết luận số
16-TB/TW ngày 7.7.2022 về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị
quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Kết luận
số 40-KL/TW ngày 18.7.2022 về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên
chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026; Quy định số 70-QĐ/TW
ngày 18.7.2022 về quản lý biên chế của hệ thống chính trị; Quyết định số
71-QĐ/TW ngày 18.7.2022 về tổng biên chế của hệ thống chính trị giai
đoạn 2022-2026.
Về Thông báo Kết luận số 16-TB/TW, đồng
chí Nguyễn Quang Dương cho biết qua sơ kết, các mô hình thí điểm tạo
được một số kết quả bước đầu.
Cả nước có 26/63 tỉnh, thành phố thí
điểm mô hình Trưởng Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp
tỉnh; 540 đơn vị cấp huyện thí điểm mô hình này (76%), trong đó, 27
tỉnh, thành phố thực hiện 100% mô hình Trưởng Ban Dân vận đồng thời là
Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp
huyện. Đây là một trong số các mô hình khá chủ động và tích cực, được tổ
chức triển khai trên bình diện khá rộng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung
ương Nguyễn Quang Dương đánh giá.
49 tỉnh, thành phố đã tổ chức lại mô
hình Đảng bộ Khối Doanh nghiệp cấp tỉnh. 38 tỉnh, thành phố đã hoàn
thành việc hợp nhất, triển khai sắp xếp Đảng bộ Khối Doanh nghiệp. Chỉ
có 81 đơn vị cấp huyện (11,5%) tại 22 tỉnh, thành phố thí điểm mô hình
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đồng thời là Chánh Thanh tra. Mô hình hợp nhất
cơ quan Ủy ban Kiểm tra với Cơ quan Thanh tra có 57 đơn vị cấp huyện
(8,1%) thực hiện tại 12 tỉnh, thành phố.
Một số mô hình được triển khai ở phạm vi
hẹp hơn như: mô hình Chánh Văn phòng cấp ủy đồng thời là Chánh Văn
phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân chỉ có 3 đơn vị cấp huyện thực
hiện. Mô hình Trưởng Ban Tổ chức cấp ủy đồng thời là Trưởng Phòng Nội vụ
có 83 đơn vị cấp huyện (11,8%) của 25 tỉnh, thành phố thực hiện.
Thí điểm mô hình hợp nhất Ban Tổ chức
cấp ủy với Phòng Nội vụ cấp huyện có 58 đơn vị cấp huyện (8,2%) thực
hiện tại 14 tỉnh, thành phố. Chỉ có 81 đơn vị cấp huyện (11,5%) tại 22
tỉnh, thành phố thí điểm mô hình Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đồng thời là
Chánh Thanh tra. Mô hình hợp nhất cơ quan Ủy ban Kiểm tra với Cơ quan
Thanh tra có 57 đơn vị cấp huyện (8,1%) thực hiện tại 12 tỉnh, thành
phố.
Đồng chí Nguyễn Quang Dương nhấn mạnh Bộ
Chính trị yêu cầu tạm dừng thực hiện thí điểm 4 mô hình hợp nhất tổ
chức. Các địa phương đã triển khai thực hiện thí điểm các mô hình trên,
Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy chỉ đạo sắp xếp lại theo mô hình chung của
hệ thống chính trị.
Đồng chí
Nguyễn Quang Dương cho biết, việc tạm dừng theo Thông báo Kết luận số
16-TB/TW là để các nơi thí điểm 4 mô hình này có sự sắp xếp lại theo mô
hình chung của hệ thống chính trị; khác với việc tạm dừng của Kết luận
số 74-KL/TW trước đó của Bộ Chính trị là dừng không thí điểm mới để sơ
kết, tổng kết.
Đồng chí
Nguyễn Quang Dương cho biết Bộ Chính trị đã ban hành 10 văn bản liên
quan đến quản lý biên chế của hệ thống chính trị, trong đó có Kết luận
số 40-KL/TW; Quy định số 70-QĐ/TW và Quyết định số 71-QĐ/TW.
“Nội dung liên quan đến quản lý biên chế
rất khó, nhưng đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị quyết được tổng biên
chế của toàn hệ thống chính trị trong 5 năm (giai đoạn 2022-2026). Theo
đó, cả hệ thống chính trị cùng phải quyết tâm thực hiện tinh giản biên
chế," đồng chí Nguyễn Quang Dương nêu rõ.
Điểm mới trong chủ trương lần này là
biên chế được giao giai đoạn 2022-2026 không bao gồm lao động hợp đồng.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định việc sử dụng hợp đồng lao
động và trả lương, phụ cấp cho lao động hợp đồng theo quy định từ ngân
sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Điểm mới nữa là việc Bộ Chính trị quyết
định có nguồn biên chế dự phòng (khoảng 0,5% tổng biên chế) và ủy quyền
cho Ban Chỉ đạo thực hiện quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính
trị sử dụng nguồn này trong trường hợp cần thiết.
"Sẽ chỉ trong hai trường hợp được sử
dụng nguồn biên chế dự phòng là thành lập tổ chức mới hoặc cơ quan, tổ
chức được cấp có thẩm quyền giao thêm nhiệm vụ mới," đồng chí Nguyễn
Quang Dương cho biết.
Đồng chí Nguyễn Quang Dương nhấn mạnh
các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ trương này, để
việc quản lý, sử dụng biên chế ở các địa phương, cơ quan, đơn vị từng
bước đi vào nền nếp, đúng nguyên tắc, đúng quy định của Trung ương.
Ngoài ra, trong nhiệm kỳ này, Ban Tổ chức Trung ương sẽ phải hoàn thành
danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn
Quang Dương nhấn mạnh đến 4 nguyên tắc quản lý biên chế, trong đó Bộ
Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo quản lý biên chế của hệ thống chính trị. Các
cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý
biên chế theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, việc
giao chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền quyết định.
“Điều này đảm bảo cho việc giao biên chế
gắn với đổi mới, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả,
tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức, cải cách hành chính và chính sách tiền lương," đồng chí Nguyễn
Quang Dương nhấn mạnh.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ học tập tại nước ngoài phải đi vào thực chất
Đồng chí Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung
ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trình bày khát quát các
nội dung tại Kết luận số 39-KL/TW ngày 18.7.2022 của Bộ Chính trị về chủ
trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách
nhà nước với 4 nội dung: đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Đào tạo bồi
dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề
án 165); chủ trương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước
ngoài bằng ngân sách nhà nước; các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; tổ
chức thực hiện.
Đồng chí Hoàng
Đăng Quang nhấn mạnh đề án này chỉ tập trung bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo
quản lý theo 3 hình thức: Bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn và bồi dưỡng
nâng cao trình độ ngoại ngữ. Nhiệm vụ đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ sẽ do các
đề án khác đảm nhiệm.
Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng sẽ
do Thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện, các địa phương đơn vị cử cán
bộ tham gia phải đúng đối tượng, đủ tiêu chuẩn. Nội dung bồi dưỡng sẽ
tập trung theo 4 nhóm: tổ chức bộ máy nhà nước, quốc phòng, an ninh và
đối ngoại; chính sách phát triển bền vững, kinh tế, khoa học-công nghệ
và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xây dựng pháp luật và hoạt
động tư pháp; kỹ năng quản lý, lãnh đạo.
“Đề án này sẽ khắc phục việc cử cán bộ,
lãnh đạo, quản lý tham dự các khóa học không đúng đối tượng, không đủ
tiêu chuẩn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ học tập tại nước ngoài
phải đi vào thực chất, đảm bảo đúng yêu cầu, thực hiện đúng quy định của
Đảng," đồng chí Hoàng Đăng Quang nhấn mạnh.
Chấm dứt việc giao biên chế không đúng thẩm quyền
Phát biểu kết luận Hội nghị, Trưởng Ban
Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh thêm một số điểm trọng tâm
của các văn bản về công tác tổ chức xây dựng Đảng mới được Bộ Chính trị
ban hành để đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện
nhiệm vụ tại các địa phương, đơn vị.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết
trước khi có Nghị quyết 18-NQ/TW, Đảng đã có chủ trương thí điểm một số
mô hình như Bí thư cấp ủy là Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Bí thư cấp ủy
đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tại những nơi có điều
kiện; Trưởng Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch MTTQ cấp tỉnh, cấp huyện. Riêng việc bố trí Bí thư cấp ủy là Chủ tịch Hội đồng nhân dân đã trở thành chủ trương nhất quán của Đảng.
Hiện nay, đã bố trí cơ bản Bí thư cấp ủy
là Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Đây là một trong những mô hình thành
công, đã được phổ biến đại trà trong việc phân công, bố trí cán bộ.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị
Mai cho biết Nghị quyết 18-NQ/TW nêu rõ phải thực hiện một số mô hình
mới về tổ chức bộ máy, kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ những vấn đề về lý
luận và thực tiễn. Sau gần 4 năm thực hiện Kết luận số 34-KL/TW ngày
7.8.2018 của Bộ Chính trị, Bộ Chính trị đã có chủ trương về việc thực
hiện các mô hình mới về tổ chức bộ máy.
Đồng chí
Trương Thị Mai khẳng định những mô hình đã được chứng minh trong thực
tiễn có thể tiếp tục tổ chức triển khai, không cần phải thí điểm. Thông
báo Kết luận 16-KL/TW đã nêu rõ, giao thẩm quyền cho Ban Thường vụ cấp
ủy cấp tỉnh tiếp tục có những đánh giá và đưa ra lựa chọn việc tổ chức
các mô hình để phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
“Thực hiện chủ trương về quản lý biên
chế, Bộ Chính trị ban hành 10 văn bản liên quan. Để có được khối lượng
văn bản lớn này đã phải mất tới 2 năm và trước Đại hội XIII, vấn đề xây
dựng vị trí việc làm đã được tiến hành. Hiện nay, Bộ Chính trị đã quyết
định phải đẩy mạnh tinh giản biên chế theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng. Và tinh thần này phải được triển khai thực hiện tại
tất cả các cấp ủy, tổ chức đảng," Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương
Thị Mai nhấn mạnh.
Đồng chí Trương
Thị Mai yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng phải nhận thức đầy đủ về việc
tinh giản biên chế, không phải chỉ giảm số lượng mà quá trình này phải
gắn với mục tiêu cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng
cao chất lượng, hiệu quả. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn là bước
đi đầu tiên, còn nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị mới
là mục tiêu.
"Phải tập trung đánh giá để sắp xếp biên
chế phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm không cào bằng, không máy móc.
Thẩm quyền này thuộc Ban Thường vụ các cấp ủy, tổ chức đảng phải quan
tâm triển khai thực hiện," Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khẳng định.
“Giảm nhưng chất lượng, hiệu quả không
cao là không đạt yêu cầu. Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng chấm dứt việc
giao biên chế không đúng thẩm quyền, tự giao biên chế vượt quá số lượng
cho phép và sẽ phải xử lý nghiêm sai phạm xảy ra," Trưởng Ban Tổ chức
Trung ương đặc biệt nhấn mạnh.
Đồng chí
Trương Thị Mai khẳng định cần phải tiếp tục hoàn thiện danh mục vị trí
việc làm, bởi đây là cơ sở rất quan trọng để quyết định số lượng biên
chế. Tuy nhiên, đến nay chưa có đơn vị nào trong hệ thống chính trị có
chuẩn danh mục về vị trí việc làm. Từng vị trí việc làm cần phải xây
dựng thêm khung năng lực làm việc. Đây là việc khó thực hiện nhưng không
thể không làm.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh
thêm việc cần quan tâm tiếp tục triển khai thực hiện cải cách chính sách
tiền lương để tạo động lực cống hiến, làm việc cho cán bộ, công chức,
viên chức. Ban Tổ chức Trung ương đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan
có thẩm quyền để hoàn thiện, sửa đổi các quy định, quy chế liên quan
đến quản lý biên chế nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống
chính trị.
“Khi nhận được quyết định về số lượng
biên chế, đề nghị Ban Thường vụ cấp ủy xây dựng kế hoạch, triển khai
thực hiện ngay lập tức," đồng chí Trương Thị Mai yêu cầu.
Liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ lãnh đạo, quản lý tại nước ngoài, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
nhấn mạnh Ban Tổ chức Trung ương sẽ tổ chức các đoàn đi đào tạo, bồi
dưỡng tại nước ngoài theo nhóm đối tượng; lựa chọn nội dung, cơ sở đào
tạo gắn với nhóm đối tượng; hài hòa việc đào tạo, bồi dưỡng trong nước
và ngoài nước; đảm bảo quá trình đào tạo thiết thực, đáp ứng công việc
cán bộ đang đảm nhiệm. Khuyến khích các địa phương, đơn vị chủ động việc
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại nước ngoài khi có điều kiện. Ban Tổ chức
Trung ương sẽ hỗ trợ công tác liên hệ với các cơ sở đào tạo.
“Điều quan trọng nhất là đồng tiền ngân sách nhà nước phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả," đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Theo TTXVN