Cha mẹ sớm nhận biết trẻ đang mắc cúm A
để có chế độ chăm sóc tốt, giảm nhẹ triệu chứng khó chịu và tránh lây
cho người xung quanh.
Phân biệt trẻ mắc cúm A
Hiện nay, nhiều bệnh dịch đang lưu hành,
trong đó có cúm A lây nhanh và khá nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Để phân biệt được trẻ đang mắc cúm A và bệnh về đường hô hấp khác: cảm
lạnh, viêm mũi họng do nhiễm khuẩn… thì cha mẹ có thể xác định dựa trên
triệu chứng bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
cấp tính, do các chủng virus cúm A phổ biến: A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1,
A/H7N9 gây nên. Bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa và mùa đông.
Riêng năm nay, cúm A bùng phát từ giữa mùa hè.
Cha mẹ cần nghĩ đến việc trẻ mắc cúm A
khi đang có dịch và kèm theo các biểu hiện: sốt cao đột ngột từ 38,5 độ
C, sốt dai dẳng, theo cơn; da và mắt xung huyết, họng đau đỏ, nhức đầu,
mỏi cơ, rét run, hắt hơi, ho nhiều, đau họng, chảy mũi, nghẹt mũi, mệt
mỏi, ăn kém, quấy khóc. Các triệu chứng thường kéo dài thường kéo dài
1-2 tuần. Trường hợp nặng có thể gây biến chứng viêm tai giữa, viêm
phổi, viêm tiểu phế quản…
Trong khi đó, trẻ cảm lạnh do virus phổ biến nhất là Rhinovirus với biểu
hiện sổ mũi, ho, đau họng sốt nhẹ hoặc không sốt. Các triệu chứng này
ngắn và nhẹ hơn so với cúm A. Cảm lạnh thường giảm nhẹ sau 7-10 ngày,
triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần.
Tương tự, trẻ có dấu hiệu viêm mũi họng
do nhiễm khuẩn sẽ đau họng, ho, sổ mũi, có thể sốt cao nhưng kiểm soát
được. Khi chớm bệnh thường chảy mũi trong ra khỏi mũi và xuống cổ họng.
Ngày tiếp theo, dịch tiết (mũi, đờm) đặc hơn, quánh lại có màu xanh hoặc
vàng (do xác vi khuẩn). Dịch mũi tiết ra, chảy xuống họng và gây tình
trạng ngứa, ho đờm, đau họng.
Triệu chứng của cúm A tương tự với bệnh
đường hô hấp khác nên dễ nhầm lẫn, nếu không được chăm sóc kịp thời có
thể biến chứng nguy hiểm. Do đó, để biết chính xác trẻ mắc cúm A có thể
thực hiện test cúm sẽ cho kết quả chính xác và có ra biện pháp chăm sóc
phù hợp.
Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà
Hạ sốt đúng cách: Kẹp nhiệt kế theo dõi
thân nhiệt để biết chính xác khi nào trẻ cần được hạ sốt, tránh sốt quá
cao gây co giật. Khi trẻ sốt trên 38.5 thì có thể uống các loại thuốc hạ
sốt như paracetamol hoặc ibuprofen.
Uống nhiều nước, ăn đủ chất: Trẻ sốt
cao, cơ thể bị mất nước nên rất háo nước. Bổ sung cho trẻ điện giải
oresol, sữa, nước để bù lại lượng nước hao hụt sẽ giúp ngăn ngừa tình
trạng mất nước và sốt, loãng dịch tiết mũi và cân bằng nhiệt độ cơ thể.
Nhiều trẻ bị cúm A có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, ba mẹ
cho bé ăn món dễ tiêu, ấm, lỏng (súp, cháo)... giúp tăng cường miễn dịch
và hỗ trợ giảm các triệu chứng của cúm.
Cho trẻ nghỉ ngơi: Cúm A làm trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Vì thế, các
bé cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn trong phòng yên tĩnh, sạch sẽ,
thoáng mát, tránh gió lùa. Một giấc ngủ tốt giúp tăng cường miễn dịch,
trẻ sẽ nhanh hồi phục sức khỏe hơn.
Vệ sinh mũi họng thường xuyên: Dịch mũi
chảy nhiều và đặc khiến trẻ ngạt mũi, khó chịu, quấy khóc. Ba mẹ có thể
nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, nhẹ nhàng dùng tay day
mũi để rỉ mũi mềm và bong ra. Không nên lạm dụng hút mũi vì có thể tạo
áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tránh không dùng miệng của người lớn
trực tiếp hút mũi cho trẻ
Uống siro ho cảm thảo dược hỗ trợ giảm ho đờm, sổ mũi
Phụ huynh cần chuẩn bị các sản phẩm hỗ
trợ như viên ngậm giảm ho, siro ho cảm thảo dược,… để sử dụng ngay khi
nhà có trẻ bị cúm A. Trong đó, siro ho cảm là trợ thủ đắc lực của cha mẹ
giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng ho đờm, sổ mũi cho trẻ. Dịch chiết từ
các thành phần như húng chanh (tần dày lá), quất (tắc), cát cánh, gừng…
Theo Sức khỏe và đời sống