Đồng
chí Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực
UBND tỉnh đọc báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2023 của UBND tỉnh.
Tăng trưởng GRDP của Hải Dương cao hơn
Hà Nội (8,89%), Ninh Bình (8,62%), Bắc Ninh (7,39%), song thấp hơn Hưng
Yên (13,41%), Hải Phòng (12,32%), Hà Nam (10,82%), Quảng Ninh (10,28%),
Vĩnh Phúc (9,54%), Thái Bình (9,52%), Nam Định (9,07%).
GRDP của tỉnh năm nay cao hơn năm ngoái (8,6%) song không đạt kế hoạch đề ra là tăng trưởng từ 10% trở lên.
Các thông tin trên nêu trong báo cáo
tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của UBND tỉnh, trình Kỳ họp
thứ 12 HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngay 7-8.12.
Tỉnh thực hiện đạt và vượt 9 trong tổng
số 16 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, 6 chỉ tiêu được thực hiện vượt kế
hoạch năm 2022 gồm: thu ngân sách nội địa; giá trị sản phẩm thu hoạch
trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi thủy sản; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn
mới kiểu mẫu; tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ; tỷ lệ lao
động trong độ tuổi có bảo hiểm; tỷ lệ các doanh nghiệp được phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường. 3 chỉ tiêu đạt kế hoạch gồm: tỷ lệ
làng, khu dân cư văn hóa; giảm tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ các cụm công
nghiệp (có chủ đầu tư hạ tầng) có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
7 chỉ tiêu không đạt kế hoạch gồm: Tốc
độ tăng GRDP; tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với GRDP; số
doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; tỷ lệ đô thị hóa; tỷ lệ bao phủ bảo
hiểm y tế; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; số gường bệnh/vạn dân (không
tính giường của trạm y tế cấp xã).
Theo báo cáo, năm nay, tỉnh thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tình hình thế giới có
nhiều diễn biến rất khác biệt so với thời điểm xây dựng kế hoạch năm
2022. Đó là các diễn biến liên quan đến cuộc xung đột quân sự tại Nga -
Ukraine. Ở trong nước, dịch bệnh, thiên tai diễn biến phức tạp và nền
kinh tế chịu áp lực rất lớn từ lạm phát, tăng giá cả hàng hóa, giá xăng
dầu…
Cơ
cấu kinh tế năm nay tiếp tục chuyển dịch nhanh sang ngành công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế như sau:
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 8,9% - Công nghiệp, xây dựng 62% - Dịch vụ
29,1%. Năm 2021, tỷ trọng các ngành tương ứng là 9,5% - 60,2% - 30,3%. |