Các đồng chí: Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh
ủy; Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,
Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Hội nghị lần này tập trung
thảo luận, cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 3 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm quý II và những tháng cuối
năm 2024; Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn
2023-2025 tỉnh Hải Dương.
Đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu khai mạc hội nghị
Hội
nghị cũng sẽ xem xét báo cáo quyết toán ngân sách Đảng năm 2023 và dự
toán ngân sách Đảng năm 2024; báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và
phê bình năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và một số nội dung quan
trọng khác.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy
Hải Dương Trần Đức Thắng nhấn mạnh, theo quy chế làm việc, Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh chỉ nghe và cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng và cả năm. Tuy nhiên, năm 2024 là
năm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu,
nhiệm vụ đã đề ra của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-
2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Đây cũng là năm
đầu triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, định hướng
đến 2050. Chính vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh nghe, thảo luận và cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và những
tháng cuối năm 2024 để quán triệt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn
thành những chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra.
Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương chủ trì hội nghị
Đồng
chí Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng đánh giá với sự nỗ lực, cố gắng của
cả hệ thống chính trị, tăng trưởng kinh tế của tỉnh quý I ước
tăng 9,81% so với cùng kỳ năm trước và tăng cao hơn so với kịch bản tăng
7,89% đề ra, xếp thứ 6/63 địa phương toàn quốc (cả nước ước khoảng
5,66%) và đứng thứ 2/11 vùng đồng bằng sông Hồng. Thu ngân sách nhà nước
ước đạt 7.390 tỷ đồng, đạt 37,6% so với dự toán cả năm, tăng 29,3% so
với cùng kỳ. Công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được
bảo đảm. Công tác an sinh xã hội được các cấp, các ngành quan tâm; đời
sống của nhân dân cải thiện…
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Hiệu phát biểu gợi ý thảo luận
Đồng
chí Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng khẳng định có được những kết quả trên
là nhờ vào sự vào cuộc rất tích cực của cả hệ thống chính trị, khẳng
định sự đoàn kết, thống nhất cao của tập thể Ban Chấp hành, các cấp, các
ngành địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội.
Các đồng chí lãnh đạo và đại biểu dự hội nghị
Tuy
nhiên, cùng với những kết quả đạt được, kết quả phát triển kinh tế-xã
hội của tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Dù phần lớn từ nguyên nhân khách
quan nhưng vẫn còn một số hạn chế do nguyên nhân chủ quan, cần được khắc
phục.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị
đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về các nội dung hội nghị lần
này xem xét. Trong đó, cần tập trung làm rõ những hạn chế, phân tích sâu
sắc nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân chủ quan, chỉ rõ những điểm
nghẽn phải sớm khắc phục; xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ,
giải pháp phát triển kinh tế - xã hội các quý còn lại năm 2024.
Đồng
chí Nguyễn Quang Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy quán triệt một số văn bản mới của Trung ương
Phát
biểu gợi ý thảo luận, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn
Hiệu đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá, đề xuất những
giải pháp nhằm tiếp tục cải cách hành chính thực chất, tạo hài lòng của
người dân, doanh nghiệp; tìm giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc của doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tập
trung xử lý các dự án chậm tiến độ; tăng thu ngân sách, giải quyết nợ
xây dựng cơ bản ở cấp xã; nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị, tổ
chức, đoàn thể khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã; đẩy nhanh tiến
độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, các cơ quan,
đơn vị, tổ chức; bảo vệ môi trường...
Sau phiên khai mạc, các đại biểu thảo luận tại tổ. Hội nghị dự kiến làm việc trong 1 ngày.
Tại
phiên khai mạc, các đại biểu đã nghe đồng chí Nguyễn Quang Phúc, Ủy
viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy quán triệt một
số văn bản mới của Trung ương:
1. Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày
20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động
của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai
đoạn mới.
2. Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm
chống lãng phí.
3. Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ Chính
trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
4. Chỉ thị số
29-CT/TW, ngày 5/1/2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục,
giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học
sinh trong giáo dục phổ thông.
5. Kết luận số 69-KL/TW, ngày
11/1/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW
ngày 1/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển
khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế.
6. Kết luận số 70-KL/TW, ngày 31/1/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới.
7. Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 5/2/2024 của Ban Bí thư về công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.
8.
Kết luận số 72-KL/TW, ngày 23/2/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực
hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.