Hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2022. Ảnh: NP
Tại
hội nghị, các thành viên Hội đồng đã thảo luận, đánh giá, xếp hạng
91 sản phẩm của 65 chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, hộ
kinh doanh, xí nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất ở tất cả 12 huyện, thị xã
và thành phố.Trong số 91 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng đợt này có 5
sản phẩm cấp lại sao, 2 sản phẩm nâng hạng sao và 84 sản phẩm đánh giá
lần đầu của 65 chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản
xuất, hộ kinh doanh, xí nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất ở 12 huyện, thị
xã và thành phố trên địa bàn tỉnh.
Cụ
thể, huyện Bình Giang có 4 sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng; huyện
Kim Thành có 9 sản phẩm; huyện Thanh Hà có 4 sản phẩm; thị xã Kinh Môn
có 11 sản phẩm; huyện Cẩm Giàng có 8 sản phẩm; huyện Nam Sách có 7 sản
phẩm; huyện Gia Lộc có 13 sản phẩm; huyện Thanh Miện có 6 sản phẩm;
thành phố Chí Linh có 13 sản phẩm; thành phố Hải Dương có 5 sản phẩm;
huyện Ninh Giang có 10 sản phẩm; huyện Tứ Kỳ có 1 sản phẩm.
Theo
đánh giá tại hội nghị, các sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng đợt này
có mẫu mã đẹp, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh tốt trên thị
trường. Ngoài các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, còn nhiều sản phẩm
thuộc nhóm đồ uống như rượu, mật ong… có thiết kế bao bì đẹp mắt.
Các chủ thể giới thiệu sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2022. Ảnh: NP
Trên
cơ sở kết quả chấm điểm của Tổ tư vấn giúp việc, các thành viên Hội
đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương đã nghiên cứu, đánh
giá và chấm điểm cho các sản phẩm tham gia chương trình. Dự kiến sẽ có
25 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, 66 sản phẩm được xếp hạng 3 sao. Với
kết quả này, Hội đồng sẽ trình UBND tỉnh xem xét và quyết định công nhận
trong thời gian tới.
Cũng
tại hội nghị này, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải
Dương đề nghị các chủ thể cần tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu
mã, nhãn hiệu. Để bảo đảm chất lượng sản phẩm, địa phương và chủ thể cần
tăng cường kết nối, xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư máy móc, thiết bị
để bảo đảm chuỗi sản xuất và tiêu thụ ổn định.
Đồng
thời, cần hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm chưa đạt, tập trung nâng cao
chất lượng, đổi mới quy trình và hoàn thiện sản phẩm. Đẩy mạnh tuyên
truyền, xây dựng sản phẩm OCOP trên tất cả các lĩnh vực góp phần nâng
tầm giá trị các sản phẩm lợi thế của tỉnh.