Chiều
ngày 03/8, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hạch của Giám
đốc Công an tỉnh về phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường tại các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
và giao ban hệ lực lượng Cảnh sát môi trường. Đại tá Lê Qúy Thường, Phó
Giám đốc Công an tỉnh chủ trì hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Thời
gian qua, tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các công trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh nói chung, nhất là hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải có
nhiều diễn biến phức tạp, xu hướng gia tăng cả về phạm vi, mức độ, ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của của người dân. Nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng trên là do các hành vi xả nước thải, chất thải
rắn trái phép từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân và từ sinh hoạt của người dân.
Tại
hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, thông qua báo cáo sơ kết, đánh giá
tình hình, kết quả phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường tại các công trình thủy lợi 6 tháng đầu năm; kiểm điểm, đánh
giá các mặt công tác, nhất là công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng
Cảnh sát môi trường; làm rõ những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực
hiện…
Thực
hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, từ đầu năm 2022 đến nay Công
an tỉnh Hải Dương đã mở 4 đợt cao điểm tổng rà soát, điều tra cơ bản,
lên danh sách, tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm liên quan đến xả thải gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể,
các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh đã phối hợp với Công an các đơn vị,
địa phương tăng cường công tác nắm tình hình liên quan đến địa bàn, các
công trình thủy lợi, bến bãi, các hồ chứa, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ có phát thải lớn gần các bờ sông, khu vực trong phạm vi
bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi. Phối hợp với chính quyền các cấp tổ
chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến công tác
bảo vệ môi trường, bảo vệ công trình thủy lợi, ký cam kết với các tổ
chức, cá nhân hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, xả
nước thải vào các công trình thủy lợi. Qua đó, nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật của người dân và các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi
trường, bảo vệ các công trình thủy lợi và tố giác các hành vi vi phạm
quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi... Cùng với đó,
tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý triệt để các hành vi vi phạm
trong bảo vệ môi trường, bảo vệ thủy lợi; chủ động phối hợp với các đơn
vị nghiệp vụ để thu thập thông tin liên quan phục vụ công tác có hiệu
quả. Kết quả, lực lượng Cảnh sát môi trường toàn tỉnh đã rà soát, kiểm
tra, thu mẫu nước thải của hơn 100 tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm
về hành vi xả thải ra hệ thống thủy lợi, phát hiện 67 vụ, liên quan đến
63 tổ chức, 4 cá nhân, phạt tiền gần 2,3 tỷ đồng.
Đặc
biệt, sau khi trực tiếp tiến hành khảo sát các tuyến kênh mương bị ô
nhiễm nghiêm trọng trên hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, Giám đốc Công an
tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tổng hợp báo báo thực trạng, đánh
giá tình hình, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp xử lý vấn đề ô nhiễm,
từ đó tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các sở,
ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan phối hợp
thực hiện. Bên cạnh đó, Công an tỉnh cũng chủ động xây dựng, triển khai
thực hiện có hiệu quả kế hoạch 1411 về phòng ngừa, đấu tranh với các
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các công trình thủy
lợi trên địa bàn tỉnh nhằm sớm giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm
nguồn nước theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ Công an.
Phát
biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh nhấn
mạnh: Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường đối với các công trình
thủy lợi, thời gian tới, lực lượng Cảnh sát môi trường từ tỉnh đến cơ
sở cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và chính quyền địa
phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về
môi trường và tác hại của hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, nhất
là các hành vi gây ô nhiễm, xác định đây là việc phải làm thường xuyên
với sự vào cuộc của toàn xã hội. Kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân chú trọng đầu tư các công trình xử lý nước thải đáp ứng
yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo đảm nước thải sau xử lý phải đạt quy
chuẩn kỹ thuật cho phép trước khi xả thải cũng như giám sát các tổ chức,
cá nhân bị xử phạt trong quá trình cải tạo công trình xử lý nước thải
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả…