ASCC-30 diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Điều phối Phát
triển Con người và Văn hóa Indonesia Muhadjir Effendy, với sự tham dự
của Bộ trưởng Văn hóa và Xã hội các nước thành viên ASEAN, Timor-Leste
trong tư cách là quan sát viên, và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.
Thông
cáo của ASCC-30 dẫn lời Bộ trưởng Muhadjir cho biết Hội nghị đã đạt
được tiến bộ to lớn trong tiến trình thúc đẩy một ASEAN bao trùm, bền
vững và lấy người dân làm trung tâm. Định hướng này thể hiện qua các
sáng kiến được thực hiện trong năm nay và những văn kiện sẽ được đệ
trình để thông qua hoặc ghi nhận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43.
Theo
ông Muhadjir, 5 văn kiện sẽ được trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần
thứ 43 có liên quan đến các chủ đề thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết
tật, chống biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và phát triển gia đình,
giáo dục mầm non, và khả năng ứng phó bền vững.
Ngoài
ra, 21 văn kiện về các vấn đề văn hóa, xã hội khác cũng sẽ được trình
lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43. Tất cả các văn kiện này đều ủng
hộ chủ đề “ASEAN tầm vóc: Tâm điểm tăng trưởng” của Chủ tịch ASEAN
Indonesia 2023. Hội nghị cũng nhấn mạnh ưu tiên thảo luận về Tầm nhìn
ASEAN 2045 và các văn kiện hỗ trợ tầm nhìn này từ trụ cột Văn hóa-Xã hội
ASEAN.
Năm 2024, Lào sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên
ASCC và Chủ tịch ASEAN. Theo kế hoạch, Hội nghị ASCC lần thứ 31 sẽ được
tổ chức vào ngày 25-26/3/2024 tại Luang Prabang, Lào.
Theo TTXVN