Toàn cảnh hội nghị
Theo
kế hoạch, tối 28/4, thành phố Hải Dương sẽ khai trương tuyến phố đi
bộ, chợ đêm Bạch Đằng. Quy mô tuyến phố sử dụng toàn bộ khu vực Quảng
trường Thống Nhất, 1/2 đường Bạch Đằng và 1/2 đường Bùi Thị Xuân phía
giáp sông, đường Chương Dương và cầu Hồng Quang.
Theo
ý tưởng “Tinh hoa hội tụ, bừng sáng Thành Đông”, tuyến phố đi bộ được
chia làm 4 phân khu chính: Phân khu Long, phân khu Lân, phân khu Quy,
phân khu Phụng.Các phân khu này biểu tượng về những vị danh nhân kiệt
xuất đại diện tiêu biểu của tỉnh Hải Dương như: Danh tướng Trần Hưng
Đạo, nhà chính trị Nguyễn Trãi, hai tổ sư Pháp Loa và Huyền Quang, nhà
giáo muôn đời Chu Văn An.
Trong
đó giai đoạn 1, địa phương sẽ lắp dựng hệ thống chiếu sáng tại Quảng
trường Thống nhất; hệ thống chiếu sáng xung quanh sông Bạch Đằng trình
chiếu ánh sáng nghệ thuật bằng các đèn nhiều màu sắc (tự động đổi màu
theo lập trình) được chiếu lên cây tạo không gian rực rỡ sắc màu.
Đồng
chí Chủ tịch UBND TP Hải Dương Trần Hồ Đăng khẳng định tuyến phố đi bộ,
chợ đêm Bạch Đằng là điểm nhấn văn hoá của thành phố
Cùng
với đó là hệ thống chiếu sáng mặt nước được điều khiển tự động tạo ra
hiệu ứng ánh sáng làm nên không gian lung linh ánh sáng là điểm check in
của giới trẻ khi tham gia các hoạt động tại đây. Ngoài ra trên mặt sông
Bạch Đằng còn bố trí các cụm Bông Sen được thắp sáng bằng ánh đèn nhiều
màu sắc, chiếu sáng Laser dưới lòng Sông theo chủ đề Long - Lân - Quy -
Phụng là điểm nhấn giữa lòng sông tạo một cảnh quan ấn tượng với người
dân và du khách khi đến tham quan trải nghiệm ở phố đi bộ.
Giai
đoạn 2 địa phương chọn một số công trình cao tầng như: Thư viện tỉnh,
Tháp truyền hình tỉnh, Nhà thi đấu, Trụ sở Viettel, 3 nhà dân cao tầng
tại Đường Bùi Thị Xuân (đoạn đầu sông Bạch Đằng)…để trình chiều ánh sáng
nghệ thuật mapping tạo điểm nhấn thu hút du khách; cải tạo và xây dựng
“Tượng Đài”, Sân khấu biểu diễn tại Quảng trường Thống nhất; xây dựng
khán đài tại sông Bạch Đằng; cải tạo vỉ hè một số tuyến đường xung quanh
tuyến phố đi bộ; xây dựng phố Ẩm thực tại đường Nguyễn Hải Thanh…. Việc
bố trí các gian hàng kinh doanh cũng được phân ra làm 4 khu vực theo ý
tưởng Long, Lân, Quy, Phụng, cụ thể như sau: Trong đó có gian trưng bày
các sản phẩm trong hệ sinh thái của Tập đoàn T&T; các sản phẩm Ocop
đặc trưng của tỉnh Hải Dương, đồ lưu niệm và đồ chơi trẻ em, bán kem và
nước giải khát, gian hàng đồ ăn nhanh đường phố.
Tuyến
phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn
hoá, nghệ thuật đặc sắc. Hằng tháng, tại sân khấu Quảng trường Thống
Nhất sẽ tổ chức 2 buổi biểu diễn nghệ thuật với quy mô lớn. Tại các khu
vực đan xen giữa phân khu long, lân bố trí 2 điểm biểu diễn nghệ thuật
đường phố, nghệ thuật đương đại, dân gian, điểm tổ chức hoạt động ngoài
trời. Hoạt động trải nghiệm, trò chơi dân gian, điểm đọc sách được bố
trí tại phân khu quy. Ở phân khu phụng sẽ phố trí 1 điểm nghệ thuật phục
vụ nhân dân. Xung quanh sông Bạch Đằng sẽ trình chiếu ánh sáng nghệ
thuật bằng đèn LED nhiều màu sắc, tạo không gian rực rỡ. Ngoài ra trên
mặt sông sẽ lắp dựng các cụm hoa sen thắp sáng bằng ánh đèn, tạo điểm
nhấn giữa lòng sông.
Đại diện doanh nghiệp lữ hành tham gia ý kiến tại hội nghị
Thành
phố Hải Dương liên kết với các doanh nghiệp lữ hành tổ chức 5 tuyến du
lịch kết nối với phố đi bộ, chợ đêm. Đó là TP Hải Dương-Đền, đình
Sượt-Cơ sở sản xuất bánh đậu xanh-Chùa Động Ngọ-Bảo tàng Hải Dương-Tuyến
phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng; TP Hải Dương-đền Tranh (Ninh Giang)- Khu
đô thị Ecoriver-đình, đền Sượt- tuyến phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng; TP
Hải Dương-Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng)- Gốm Chu Đậu-Làng chạm khắc gỗ
Đông Giao-Cơ sở sản xuất bánh đậu xanh-Tuyến phố đi bộ, chợ đêm Bạch
Đằng; TP Hải Dương- Đền Cao (An Phụ)- Tượng đài Trần Hưng Đạo-Động Kính
Chủ-Hang, động chùa Nhẫm Dương-Cụm di tích đình, chùa Nhị Châu-Tuyến phố
đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng; TP Hải Dương-Khu di tích Côn Sơn, Kiếp
Bạc-Bảo tàng Hải Dương-Tuyến phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng.
Tại
hội nghị, đại diện các cơ quan báo chí và lữ hành nêu ý kiến, quan điểm
và UBND thành phố đã giải đáp thắc mắc xung quanh việc tổ chức tuyến
phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng. Các ý kiến tập trung vào việc xây dựng
tuyến phố cần mang đặc sắc riêng nhưng phải thoả mãn nhu cầu vui chơi,
mua sắm của người dân, du khách. TP Hải Dương cần khai thác tối đa những
giá trị văn hoá, định vị những câu chuyện gợi mở phù hợp với từng phân
khu để hấp dẫn người dân. Để tạo nét đặc sắc riêng, phù hợp với xu thế,
thành phố cũng cần định hướng, xác định hoạt động tiêu dùng xanh. Việc
tổ chức, quản lý phải bài bản, chặt chẽ, bảo đảm an toàn giao thông, an
ninh trật tự. Ngoài ra, TP Hải Dương cần liên kết, xây dựng các tuyến du
lịch liên vùng để khai thác các giá trị tại tuyến phố đi bộ, chợ đêm
gắn với các hoạt động trải nghiệm. Tính toán hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội khi tuyến phố đi vào hoạt động. Đồng thời bố trí các dịch vụ tiện
ích hỗ trợ du khách, người dân khi tham gia các hoạt động trên tuyến
phố.