Nguồn lực có thể
hiểu là tổng thể các giá trị vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục
tiêu nhất định của chủ thể. Nguồn lực cho công tác tuyên truyền chính trị bao gồm
nguồn lực con người, vật chất, cơ chế chính sách.. Nguồn lực cũng có thể phân
thành nguồn lực bên trong và bên ngoài; cũng có thể chia khác là thành nguồn lực
hữu hình và vô hình…
Từ cách tiếp cận
trên, trong những năm qua ở Hải Dương, việc huy động và sử dụng nguồn lực cho
công tác tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội được quan tâm và đã mang lại kết
quả quan trọng:
Đã quán triệt nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng; xây dựng lực lượng tiến hành công tác tuyên truyền trên mạng xã hội.
Tỉnh ủy đã ban
hành Kế hoạch số 150-KH/TU để thực hiện Kế hoạch số 14-KH/TW của Ban Bí thư
Trung ương Đảng thực hiện Nghị quyết số 35 ngày 22-10-2018 của Bộ chính trị về
tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch trong tình hình mới; Thành lập Ban Chỉ đạo về bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành
viên, thành lập Tổ Thư ký giúp việc, Tổ Chuyên gia. Đồng thời hướng dẫn các huyện,
thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành lập
Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký giúp việc, Tổ Cộng tác viên Ban chỉ đạo đấu tranh bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng. Hằng năm, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh ban hành kế hoạch, chương
trình công tác và triển khai tới các thành viên Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, Ban Chỉ đạo
35 cấp huyện và tương đương; đảm bảo
kinh phí hoạt động chung và phụ cấp đặc thù cho các đồng chí là thành viên Ban
Chỉ đạo giúp cho mạng lưới hoạt động hiệu quả.
Đã sử dụng lực lượng, thực hiện đồng bộ, thường
xuyên, liên tục, tạo kết quả rõ nét trong tuyên truyền chính trị.
Kết quả hoạt động
tuyên truyền chính trị được thể hiện trên 4 nội dung chính: (1) trên lĩnh vực
lý luận chính trị; (2) trong hoạt động của các cơ quan báo chí, truyền thông; (3)
trong đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, thông tin sai sự thật,
xấu, độc trên internet, mạng xã hội; (4) trong phản bác thông tin sai sự thật,
xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, mạng xã hội. Cụ thể trên
lĩnh vực chính trị: đã thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính
trị tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân
nâng cao nhận thức, từ đó có hành động đúng đắn trong cuộc sống, học tập, lao động,
tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; chỉ đạo Trung tâm Chính trị
các huyện, thị xã, thành phố, trường Chính trị tỉnh lồng ghép nhiều chuyên đề về
đấu tranh phản bác trên không gian mạng vào các lớp tập huấn nhằm định hướng, hỗ
trợ học viên nhận diện, tham gia đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, tích
cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng… Trên lĩnh vực tuyên truyền thông tin
tích cực, chính thống và đấu tranh phản bác thông tin sai trái, thù địch của
các cơ quan báo chí, truyền thông đã đạt nhiều kết quả tích cực. Ban Chỉ đạo 35
tỉnh đã thiết lập và duy trì hiệu quả kênh thông tin chính danh trên facebook,
trang fanpage “Xứ Đông văn hiến” - đây là trang thông tin chính thống để định
hướng thông tin trên không gian mạng. Cho đến nay trang “Xứ Đông văn hiến” đã
có trên 15.000 lượt người thích (like), trên 14.000 người theo dõi trang và
đăng tải, chia sẻ trên 10.000 bài viết có nội dung thông tin về các sự kiện
chính trị của tỉnh, của huyện và cơ sở. Bên cạnh đó, trang Zalo official Tuyên
giáo Hải Dương thường xuyên đăng tải thông tin thuộc về các lĩnh vực hướng tới
người sử dụng điện thoại thông minh có đăng ký sử dụng tài khoản zalo. Sở Thông
tin và Truyền thông duy trì hoạt động fanpage facebook “Trang tin Hải Dương”,
trang Zalo “Chính quyền điện tử Hải Dương”để cung cấp nhiều thông tin liên quan
đến hoạt động chỉ đạo, điều hành của Hải Dương. Từ năm 2021, ứng dụng “Smart Hải
Dương” đã có số lượng lớn trong 1.300.000 người sử dụng điện thoại thông minh của
tỉnh cài đặt và sử dụng. Bên cạnh đó, nhiều địa phương, đơn vị đã thành lập các
trang, nhóm như: Thành Đông ngày mới, Sen hồng, Tứ Kỳ 24h, Góc nhìn Thành Đông,
Kim Thành kết nối, Xứ Đông Group… đã thu hút đông đảo người theo dõi, chia sẻ,
tương tác thông tin tích cực hằng ngày. Ở cấp xã, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể, cơ quan công an cũng thành lập các trang, nhóm để tuyên truyền cho nhiệm vụ
chính trị của địa phương, đơn vị; ngoài ra còn có hàng trăm nhóm mang tên doanh
nghiệp, theo địa danh; hàng nghìn nhóm tự phát thu hút những người cùng công việc,
nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính cùng tham gia tương tác và chia sẻ thông tin
góp phần không nhỏ vào công tác thông tin, tuyên truyền chính trị ngày một hiệu quả hơn…
Bên cạnh một kết quả đạt được, việc xây dựng
và sử dụng lực lượng trong tuyên truyền chính trị trên địa bàn tỉnh còn một số hạn
chế cần quan tâm: Việc tạo tài khoản mạng xã hội còn khá dễ, dẫn đến kẻ xấu có
thể lợi dụng tạo tài khoản mang tên tổ chức, cá nhân có uy tín để tuyên truyền
nội dung xấu độc. Thông tin đăng tải trên mạng xã hội ở nhiều lĩnh vực, chủ đề,
thể loại được trộn lẫn nên thiếu chuyên đề, sắp xếp thiếu hệ thống (dễ bị trôi)
nên người đọc khó tìm theo nhóm chủ đề. Công cụ tìm kiếm cho kết quả trên các
trang web nhiều hơn trên các trang mạng xã hội nên người muốn xem lại thông tin
gặp khó khăn….
Thời gian tới, công tác tuyên truyền trên mạng xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục xác định đối tượng trong công tác tuyên truyền là cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội
viên và các tầng lớp nhân dân sống ở trong và ngoài nước, kể cả người nước ngoài đến học tập, làm việc, sinh sống ở
Việt Nam. Nội dung tuyên truyền là tiếp tục tập trung
tuyên truyền về chủ nghĩa Mác – Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; Tuyên truyền về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cụ thể là việc triển
khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các
nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương; giới thiệu về kết quả triển khai
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, các
chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 –
2025, trong đó, bám sát những vấn đề cốt lõi, mục tiêu tổng quát về chiến lược,
định hướng phát triển của tỉnh Hải Dương trong cả nhiệm kỳ và chủ đề của từng
năm. Đấu tranh chống mọi thủ
đoạn tuyên truyền của các thế lực thù địch, chống những quan điểm sai trái, lệch
lạc, phản động, bài trừ các loại hủ tục lạc hậu, văn hoá đồi trụy trong nội bộ
nhân dân.
Để làm tốt những nội
trên, công tác tuyên truyền nói chung và công tác tuyên truyền trên không gian
mạng xã hội nói riêng cần bám sát và thực hiện sự hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung
ương, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy; quan tâm xây dựng lực lượng, đầu tư thời gian,
trang thiết bị, kinh phí; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan truyền thông
trong và ngoài tỉnh để trao đổi, cung cấp thông tin…Cần mở rộng cách hiểu về tuyên truyền chính trị để huy động được các
nguồn lực, nhất là nguồn lực con người tham gia tích cực hiệu quả vào tuyên
truyền chính trị trên địa bàn tỉnh; Chỉ đạo, quán triệt cơ quan báo chí bám sát các sự kiện
chính trị quan trọng, vụ việc phức tạp, nhạy cảm, tình hình thực tiễn để phản
ánh nhanh, kịp thời, chính xác, thiết thực đời sống chính trị - kinh tế - văn
hóa - xã hội của đất nước cũng như của tỉnh. Phát huy tối đa thế mạnh của các
phương thức truyền thông mới, hệ thống báo điện tử và mạng xã hội để đẩy mạnh
đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực. Phản ánh kịp thời gương điển
hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, đồng thời đấu tranh phản bác thông tin xấu độc, quan điểm
sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Tăng cường thông tin bằng
tiếng nước ngoài, thông tin tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè
quốc tế; Tạo dư luận xã hội
khuyến khích người có uy tín, có ảnh hưởng trong xã hội, như cán bộ lãnh đạo hệ
thống chính trị, doanh nghiệp, văn nghệ sĩ, trí thức có lượng người theo dõi
đông tham gia chia sẻ, thông tin, phổ biến những giá trị mục tiêu, nhiệm vụ cụ
thể nhằm xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; Chủ động hơn trong nắm bắt
quản trị rủi ro, đồng thời quan tâm đến ý kiến của đông đảo người dùng trên mạng xã hội. Trân trọng ý
kiến đúng, tốt của những người có ảnh hưởng cao đến cộng đồng (văn nghệ sĩ, nhà
hoạt động xã hội, lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo tôn giáo…). Biến việc tuyên
truyền, lan tỏa điều tốt đẹp trở thành một hành động tự giác của mỗi cán bộ,
đảng viên và người dân./.
Lê
Văn Bằng- Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy