Các đại biểu dự toạ đàm
13 lượt ý kiến tham luận làm rõ thực
trạng, kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong công tác GSPBXH của
MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn thời gian qua. Thông
qua GSPBXH của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội đã góp phần nâng
cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác
GSPBXH. Công tác tham mưu tổ chức thực hiện của các cấp, ngành, MTTQ,
đoàn thể chính trị - xã hội có sự sáng tạo, vận dụng linh hoạt phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương. GSPBXH đã tập trung vào các nhiệm
vụ trọng tâm, cấp bách của huyện và các đơn vị, địa phương, chủ động nắm
bắt và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh từ cơ sở, tránh vụ
việc trở nên phức tạp, nổi cộm, khiếu kiện vượt cấp, tập trung đông
người. Các ý kiến cũng cho rằng GSPBXH là cần thiết, cần được duy trì
nhưng việc lựa chọn nội dung, chuyên đề giám sát, phản biện cần thực
chất, hiệu quả hơn...
Các đại biểu kiến nghị cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cấp ủy
đảng, chính quyền, các cơ quan tham mưu cần làm tốt công tác tuyên
truyền, quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động
GSPBXH. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công
tác này cho đội ngũ cán bộ cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ xã, các đoàn
thể chính trị - xã hội. Hằng năm, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội
cần lựa chọn những vấn đề bức xúc, “nổi cộm” tại địa phương để xây dựng
nội dung giám sát bảo đảm thiết thực, hiệu quả...